Đừng “ép” mà hãy thương lương lượng

Liệu có phải là thuê được căn nhà bất chấp giá cả? Là ép giá thuê bên phía chủ nhà xuống mức thấp nhất có thể? Hay là tạo ra một mối quan hệ hợp tác lâu dài với chủ nhà?
Một lần nữa, điều này phụ thuộc vào mục tiêu của bạn trong cuộc đàm phán đó. Trong đa số trường hợp, chúng ta sẽ hướng đến kết quả cùng thắng. Nghĩa là bạn đạt được những mục tiêu và yêu cầu của bạn, trong khi chủ nhà vẫn vui vẻ với điều ấy.
Nhưng đôi khi, chúng ta có thể hướng đến một kết quả thua-thắng, mà trong đó bạn nhận phần thua và phần thắng nhường lại cho chủ nhà. Đây là trường hợp mà bạn phải có được mặt bằng đó bằng mọi giá, có thể là để phục vụ mục tiêu chiến lược lâu dài của công ty hoặc bạn biết chắc chắn rằng không thể thành công nếu không có được mặt bằng đó. Nhận phần thua về mình và nhường phần thắng cho chủ nhà cũng là một cách để tạo mối quan hệ lâu dài – chủ nhà sẽ cảm thấy như mắc nợ bạn và bạn có thể sẽ đạt được những điều khoản tốt hơn ở lần sau. Nhưng nếu không bị ép vào đường cùng, chắc chắn chúng ta sẽ không muốn chọn chiến lược này và nhận phần thua về mình.
Cuối cùng, bạn cũng có thể hướng đến một kết quả thắng-thua, mà trong đó bạn sẽ dùng mọi cách (hợp pháp) để dành hết lợi thế về phía mình và không quan tâm tới lợi ích dành cho chủ nhà. Đây không phải là phong cách của tôi, nhưng tôi hiểu rằng đây là chiến lược có thể áp dụng nếu việc hợp tác chỉ là trong ngắn hạn – bạn không cần bận tâm nếu chủ nhà phật lòng. Nhìn chung tôi không khuyến khích chiến lược này, nhưng nếu bạn cảm thấy nó phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu của bạn – yên tâm, tôi sẽ không phán xét nếu bạn chọn.
Đây cũng chính là cách mà Site Plus tư vấn và thực thi trong gói “Tối ưu chi phí mặt bằng” để đàm phán thương lượng giúp các doanh nghiệp giảm chi phí từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng tiền thuê mặt bằng.
Ví dụ, một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Fitness đang gặp khó khăn về tài chính. Doanh nghiệp này cần giảm chi phí tiền thuê do giá thuê ban đầu quá cao so với tình hình doanh thu hiện tại. Doanh nghiệp đó đã tìm đến Site Plus để được tư vấn và hỗ trợ.
Sau khi phân tích tình hình, Site Plus đã đề xuất một số giải pháp. Cụ thể, Site Plus đã giúp chủ doanh nghiệp đàm phán với chủ nhà để giảm giá thuê nhà 40%. Đồng thời, Site Plus cũng giúp doanh nghiệp đàm phán thêm một số điều khoản có lợi như: Hoàn trả lại một phần tiền cọc, sửa chữa khi có hư hỏng nhỏ, v.v.. Chủ doanh nghiệp tiết kiệm được 40tr/tháng và giảm giá trong một năm số tiền lên đến 480tr và cộng thêm 100tr được chủ nhà hoàn trả lại. Với số tiền này đã giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình tài chính và phát triển kinh doanh.
Không có một chiến lược đàm phán nào là phù hợp cho tất cả mọi người. Bạn cần lựa chọn chiến lược phù hợp với mục tiêu và hoàn cảnh của mình.
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn đàm phán hợp đồng thuê nhà hiệu quả:
1. Tìm hiểu thị trường: Trước khi đàm phán, bạn cần tìm hiểu giá cả thuê nhà trong khu vực. Điều này sẽ giúp bạn có được mức giá hợp lý.
2. Chuẩn bị kỹ lưỡng: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ thông tin về bản thân, nhu cầu của mình và căn nhà mà bạn muốn thuê. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình đàm phán.
3. Lập kế hoạch: Bạn nên lập kế hoạch đàm phán trước, bao gồm các mục tiêu, yêu cầu và chiến lược của bạn. Điều này sẽ giúp bạn đàm phán hiệu quả hơn.
4. Tư thế đàm phán: Bạn nên giữ thái độ lịch sự, tôn trọng và thiện chí trong suốt quá trình đàm phán.
5. Khả năng ứng biến: Bạn cần linh hoạt trong quá trình đàm phán và sẵn sàng thay đổi chiến lược nếu cần thiết.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đàm phán hợp đồng thuê nhà hiệu quả và đạt được kết quả mong muốn.
Để lại lời nhắn