Vẽ một tấm bản đồ
Tiếp nối câu chuyện tuần trước mình có chia sẻ về anh bạn có kế hoạch phát triển chuỗi cửa hàng tại Sài Gòn. Có thể bạn cũng đang ấp ủ giấc mơ đưa thương hiệu của mình vươn xa và chinh phục một thị trường mới nhằm mở rộng quy mô tăng trưởng và lợi nhuận. Tuy nhiên, để gặt hái thành quả ngọt ngào, bạn cần có chiến lược và kế hoạch phát triển mặt bằng thông minh, cụ thể.
Hãy tưởng tượng…
• Mạng lưới cửa hàng của bạn phủ sóng khắp nơi, thu hút lượng khách hàng lớn.
• Doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ và mang đến lợi nhuận trên từng điểm bán.
• Thương hiệu của bạn trở thành cái tên nổi tiếng, được khách hàng yêu mến và tin tưởng lựa chọn.
Làm thế nào để biến điều tưởng tượng thành hiện thực?
Để làm được điều này sau khi đã chọn được một mô hình kinh doanh hiệu quả và có đội ngũ vận hành tốt thì việc phát triển thành chuỗi cửa hàng bạn cần phải vẽ cho doanh nghiệp “tấm bản đồ” mở điểm, bạn cần:
1. Xác định “số lượng cửa hàng hoàn hảo” cho từng thị trường:
Mỗi thị trường, khu vực đều có “số lượng cửa hàng lý tưởng” để tối ưu hóa lợi nhuận. Bí quyết nằm ở việc xác định con số này dựa trên:
• Quy mô thị trường: Bao nhiêu người đang sinh sống tại đây? Nhu cầu tiêu dùng của họ như thế nào?
• Mật độ dân cư: Khu vực nào tập trung đông dân cư?
• Nhu cầu tiêu dùng: Mặt hàng nào được ưa chuộng nhất?
• Khả năng cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? Họ có bao nhiêu cửa hàng?
Ví dụ: Nếu bạn bán đồ thời trang cho giới trẻ. Thị trường TP.HCM có 10 triệu dân, nhu cầu mua sắm cao. Bạn cần mở nhiều cửa hàng hơn so với thị trường tỉnh lẻ có 1 triệu dân.
2. Bố trí mạng lưới cửa hàng hiệu quả:
Vị trí cửa hàng đóng vai trò then chốt cho sự thành công của bạn. Để tối ưu hóa hiệu quả, bạn cần:
• Phân chia thị trường thành các khu vực chiến lược dựa trên dữ liệu thu thập được.
• Xác định vị trí tiềm năng cho từng cửa hàng dựa trên:
o Doanh số bán hàng: Khu vực nào có nhu cầu cao nhất?
o Mật độ dân cư: Khu vực nào tập trung nhiều khách hàng tiềm năng?
o Giao thông: Khu vực nào dễ dàng di chuyển?
o Khu vực phù hợp với mô hình kinh doanh và sản phẩm của bạn.
Ví dụ: Bạn bán thức ăn nhanh thì khu vực gần trường học, văn phòng, khu dân cư đông đúc sẽ là lựa chọn lý tưởng. Còn nếu bạn bán đồ trang sức cao cấp. Khu vực trung tâm thương mại, khu phố sang trọng sẽ thu hút khách hàng tiềm năng.
3. Chiến lược “đo ni đóng giày” cho từng khu vực:
Mỗi khu vực có đặc điểm riêng, đòi hỏi những kế hoạch và chiến lược phát triển mặt bằng phù hợp. bạn cần phải:
• Phân tích hiện trạng khu vực để hiểu rõ thị trường mục tiêu.
• Xác định chiến lược ưu tiên cho từng khu vực:
o Mở mới cửa hàng: Khu vực nào tiềm năng cho việc mở rộng?
o Bổ sung cửa hàng: Khu vực nào cần tăng mật độ cửa hàng?
o Duy trì hiện trạng: Khu vực nào đang hoạt động hiệu quả?
o Di dời cửa hàng: Khu vực nào cần thay đổi vị trí?
o Đóng cửa cửa hàng: Khu vực nào không hiệu quả?
• Lập kế hoạch chi tiết cho từng khu vực với các mục tiêu cụ thể và thời hạn rõ ràng.
4. Biện pháp cụ thể để tối ưu hóa hiệu quả:
• Xác định địa điểm mở cửa hàng tiềm năng dựa trên:
o Doanh số bán hàng của các cửa hàng lân cận.
o Dữ liệu khảo sát khách hàng.
o Các yếu tố khác như: giá thuê mặt bằng, tiện ích xung quanh,…
• Đánh giá mức độ chênh lệch giữa mạng lưới cửa hàng hiện tại và “mạng lưới cửa hàng lý tưởng”.
• Đề xuất phương án di dời, đóng cửa cửa hàng hiệu quả dựa trên phân tích và đánh giá kỹ lưỡng.
Chúc bạn luôn bền chí trên con đường kinh doanh!