QUYỂN SÁCH DUY NHẤT VỀ TÌM KIẾM MẶT BẰNG KINH DOANH HIỆU QUẢ TẠI VIỆT NAM, ĐÚC KẾT 10 NĂM KINH NGHIỆM THỰC TẾ CỦA TÁC GIẢ

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh là quyết định lớn, không chỉ ở số tiền đặt cọc lên tới vài trăm triệu, thậm chí vài tỷ đồng, mà đây còn là lựa chọn sẽ theo bạn trong suốt nhiều năm nhiều tháng. Nhiều trường hợp, sự thành bại của một dự án nằm ngay tại bước đầu tiên này.

Chọn sai mặt bằng là mất một căn nhà.

Thế nhưng, hầu hết chúng ta đều đang chọn mặt bằng rất cảm tính, giữa “vòng vây” thông tin sai lệch của “cò nhà đất” và chủ nhà kém chuyên nghiệp. Kết cuộc là hầu như ai đi kinh doanh – kể cả các doanh nhân nhiều kinh nghiệm hay các chuỗi F&B với hàng trăm cửa hàng – cũng phải nhiều lần nếm “trái đắng”mang tên mặt bằng.

Cuốn sách “Đến Sahara mở quán trà đá – Bí quyết tìm kiếm mặt bằng kinh doanh” là quyển sách đầu tiên và duy nhất giúp giải quyết vấn đề này. Với hơn 10 năm hoạt động trong ngành mặt bằng, là người từng quyết định hàng trăm mặt bằng của 3 chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Việt Nam, tác giả Minh Phan đã đúc kết lại tất cả kinh nghiệm xương máu của mình và gói gọn trong tập sách này

CUỐN SÁCH MANG ĐẾN CHO BẠN 

  • Quy tắc 4T để nhận diện thế nào là một mặt bằng đẹp
  • 21 “tử huyệt” cần tránh khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh
  • Quy trình 4 bước để “săn mặt bằng” hiệu quả, bao gồm: Khoanh vùng, Thông tin, Khảo sát và Đàm phán
  • Kinh nghiệm để biến môi giới và chủ nhà thành bạn đồng hành trên con đường phát triển

Quyển sách này đặc biệt dành cho bạn trẻ đang tìm kiếm mặt bằng để mở cửa hàng đầu tiên của mình. Quyển sách cũng mang lại giá trị tham khảo cho những chuỗi cửa hàng lớn đang muốn thiết kế lại quy trình phát triển điểm bán theo cách lý tính và hệ thống hơn

Đây cuốn sách đầu tiên và duy nhất về chủ đề lựa chọn mặt bằng kinh doanh tại Việt Nam, đúc kết 10 năm kinh nghiệm của tác giả. Nó hứa hẹn giúp bạn vượt qua được thử thách đầu tiên trên hành trình khai phá “ốc đảo trong mơ” của mình

NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA

TÓM TẮT SÁCH

Phần I: Câu chuyện và bước ngoặt tư duy của tác giả trong ngành mặt bằng

Chương 1 – Chuyển từ “săn mặt bằng” cảm tính sang có hệ thống: Thực trạng của đa số “chuyên gia mặt bằng”, thậm chí của các chuỗi lớn có hàng trăm của hàng là dựa vào cảm tính để quyết định xem mặt bằng nào là đẹp, mặt bằng nào kinh doanh tốt, mặt bằng nào phù hợp. Đây là cách làm không lâu bền. Tác giả, sau khi lĩnh hội kinh nghiệm từ vị sếp người Nhật và tự mình lăn lộn trong 10 năm, đã đúc kết được một phương pháp lý tính, sử dụng những con số để tìm kiếm và lựa chọn mặt bằng.

Phần II: Chiến lược trong việc chọn mặt bằng. Bao gồm 4 chương:

Chương 2 – Ba vai trò của mặt bằng: Một mặt bằng có thể không phù với mô hình kinh doanh này, nhưng lại phù hợp với mô hình kinh doanh khác. Quan trọng là phải hiểu rõ được mô hình kinh doanh và vai trò của mặt bằng trong mô hình kinh doanh đó.

Chương 3 – Công thức 4T để xác định tiêu chí cho mặt bằng đẹp: Vị trí, Tập trung, Thu nhập, Diện tích, Tầm nhìn, Thuận tiện. Đây là những tiêu chí chính giúp giúp định một mặt bằng có tiềm năng cao để kinh doanh.

Chương 4 – Một ví dụ thực tế về việc xác định tiêu chí mặt bằng: Đi từ mô hình kinh doanh đến các tiêu chí cụ thể và câu chuyện tác giả “chốt” được mặt bằng đẹp nhất trong sự nghiệp của mình

Chương 5 – 21 tử huyệt cần tránh khi lựa chọn mặt bằng: Những tử huyệt có khi chỉ là lỗi rất nhỏ, nhưng có thể mang lại hậu quả rất lớn về mặt kinh doanh. Khi lựa chọn mặt bằng nên tránh những tử huyệt này, hoặc nếu lựa chọn thì có thể dựa vào những hiểu biết trong chương để đàm phán hạ giá xuống

Phần III: Quy trình tìm kiếm và chọn lựa mặt bằng

Chương 6 – Khoanh vùng khu vực và tuyến đường: Bước đầu tiên là phải giới hạn vùng tìm kiếm xuống. Một khu vực đẹp là khu vực chuyên về ngành đó, có tiềm năng kinh doanh cao và thuận lợi đối với chủ cửa hàng.

Chương 7 – Làm việc với môi giới để có thông tin chất lượng: Bắt tay với môi giới gần như là điều bắt buộc nếu như muốn tiếp cận mặt bằng đẹp. Nhưng bên cạnh những môi giới chuyên nghiệp thì có rất nhiều môi giới kém chuyên nghiệp. Trong chương này, tác giả chia sẻ kinh nghiệm của mình để nhận ra ai mới là người nên hợp tác và nên hợp tác như thế nào.

Chương 8 – Khảo sát chi tiết để ra quyết định: Khảo sát dân cư, lưu lượng người qua lại trước mặt bằng, tình hình kinh doanh của đối thủ, … – bạn sễ cần những con số cụ thể để lên bài toán kinh doanh và ra quyết định thuê mặt bằng

Chương 9 – Đàm phán hợp đồng: Bước cuối cùng trong quy trình tìm kiếm và đàm phán mặt bằng. Mục tiêu của đàm phán là có được giá thuê tốt nhất, nhưng bên cạnh đó cũng phải lưu ý về các điều khoản đền bù, sửa chữa, thanh toán.

Phần IV – Các vấn đề liên quan

Chương 10 – Xây dựng và sửa chữa cửa hàng: Kinh nghiệm của tác giả khi làm việc với nhà thầu trong quá trình xây dựng và sửa chữa cửa hàng. Đồng thời, tác giả cũng hướng dẫn chi tiết những loại giấy tờ cần phải xin trước và trong thi công.

Chương 11 – Các mối quan hệ xung quanh mặt bằng: Bao gồm hàng xóm, chủ nhà và chính quyền. Cách thức để thiết lập những mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau, cũng như tránh các rắc rối không đáng có

CUỐN SÁCH SẼ GIÚP BẠN

• Lựa chọn màu sắc, ánh sáng, bố trí không gian độc đáo, ấn tượng.

• Loại bỏ những sai lầm phổ biến trong thiết kế.

• Sắp xếp và trưng bày sản phẩm theo chiến lược kinh doanh.

• Thúc đẩy khách hàng xem được cái họ thích, mua được cái họ cần.

Kết hợp những kiến thức dễ hiểu, dễ áp dụng từ chuyên gia quốc tế và thông tin cập nhật theo đúng thực tế kinh doanh mới nhất ở Việt Nam, quyển sách hứa hẹn sẽ biến toàn bộ không gian cửa hàng của bạn thành một vũ khí bán hàng lợi hại.

VỀ TÁC GIẢ – Mark Muller

  • Mark Muller là chuyên gia thiết kế cửa hàng bán lẻ với hơn 25 năm kinh nghiệm, từng tư vấn cho hơn 1000 dự án trên khắp nước Úc và thế giới như Toyota, Woolworths…
  • Hiện ông là giám đốc công ty thiết kế Mark Retail, chuyên cố vấn bài trí cho tất cả các loại cửa hàng như quán cà phê, thẩm mỹ viện, cửa hàng thời trang, hiệu thuốc, cửa hàng tiện lợi..
  • Với kinh nghiệm dày dạn và phương pháp khoa học, ông đã hướng dẫn rất nhiều chủ doanh nghiệp làm chủ “chìa khóa” thiết kế để mở cửa đón doanh thu.

VỀ CỐ VẤN – Minh Phan

  • Là chuyên gia phát triển mặt bằng có hơn 10 năm kinh nghiệm, từng làm việc tại ba chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Việt Nam.
  • Anh còn là gương mặt quen thuộc ở các diễn đàn liên quan đến mặt bằng kinh doanh, là cố vấn chiến lược mặt bằng cho các chuỗi bán lẻ, F&B lớn. Ngoài ra, anh đang điều hành một công ty tư vấn chiến lược điểm bán và kinh doanh chuỗi cửa hàng F&B của riêng mình.

TÓM TẮT SÁCH

PHẦN 1: THIẾT KẾ ẤN TƯỢNG, NÊU BẬT VỊ THẾ

Phần 1 giúp bạn hiểu rõ vai trò của cách bài trí cửa hàng, hướng dẫn cách lập kế hoạch thiết kế tổng quan dựa trên việc phân tích mô hình kinh doanh.

Chương 1: Tổng quan về thiết kế cửa hàng bán lẻ

Mục đích quan trọng nhất của thiết kế cửa hàng bán lẻ là tạo ra môi trường giúp khách hàng dễ thấy, dễ lấy và dễ mua sản phẩm, từ đó tối đa hóa doanh thu. Bạn phải cân bằng được hai trụ cột trong thiết kế bán lẻ: Xây dựng thương hiệu cho cửa hàng và quy hoạch cửa hàng

Chương 2: Tìm hiểu mô hình kinh doanh

– Xác định nhu cầu cơ bản của khách hàng.

– Tạo sự khác biệt cho thương hiệu của bạn bằng lợi thế cạnh tranh.

– Xác định các xu thế trong ngành của bạn.

Từ đó xây dựng mô hình tạo lợi nhuận từ thiết kế cửa hàng bán lẻ.

Chương 3: Lập kế hoạch thiết kế tổng quan

Bản kế hoạch thiết kế tổng quan cho cửa hàng bán lẻ sẽ giúp bạn nhìn nhận toàn diện tất cả yếu tố tác động đến việc thiết kế (định vị thương hiệu, nhu cầu của khách hàng, lợi thế cạnh tranh), từ đó định hướng bài trí cửa tiệm sao cho tối ưu chi phí, tối đa lợi nhuận.

PHẦN 2: THIẾT KẾ CỬA HÀNG THỰC CHIẾN

Phần 2 chia sẻ 6 bước bài trí cửa hàng bán lẻ một cách khoa học, hiệu quả, với những thông tin cập nhật sát với thực tế kinh doanh tại Việt Nam, giúp bạn đánh bật doanh số.

Chương 4: Vẽ sơ đồ bố cục cửa hàng

Khi thực hiện đầy đủ 6 bước vẽ sơ đồ bố cục, bạn sẽ thiết kế được một cửa hàng dẫn dắt được người mua đi khắp các quầy kệ, bài trí sản phẩm hợp lý nhằm thúc đẩy họ “thích là mua ngay”.

• Chương 5: Lựa chọn kệ trưng bày

Quầy, kệ không chỉ có chức năng trưng bày mà còn giúp khách hàng mua sắm thoải mái hơn, làm cho sản phẩm trở nên thu hút hơn. Cung cấp thông tin đặc điểm, chức năng của các kiểu kệ trưng bày thông dụng nhất, nhằm giúp bạn chọn đúng loại phù hợp cho mặt hàng của mình.

• Chương 6: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp bạn khẳng định mạnh mẽ bản sắc của doanh nghiệp và ghi dấu ấn sâu sắc trong tâm trí khách hàng.

Hướng dẫn bạn cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ với 6 yếu tố cơ bản: Tên cửa hàng, logo, bộ màu, tuyên ngôn định vị thương hiệu, họa tiết nền và hình ảnh.

• Chương 7: Thiết kế bảng hiệu và hình ảnh

Các bảng hiệu sẽ đóng vai trò truyền tải những thông tin cốt yếu đó. Hướng dẫn bạn xây dựng hệ thống bảng hiệu nhất quán về thông điệp và phong cách, đồng thời cập nhật những phương pháp sản xuất bảng hiệu phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam.

• Chương 8: Thiết kế hệ thống chiếu sáng

– Nắm được 5 nguyên tắc cơ bản trong thiết kế chiếu sáng.

– Xây dựng sơ đồ chiếu sáng ba cấp độ.

– Lựa chọn thiết bị chiếu sáng phù hợp với mục đích sử dụng.

Chương 9: Lựa chọn vật liệu

– Cách lựa chọn vật liệu dựa trên 5 tiêu chí: Hình thức, công năng, đạo đức, giá cả và tình trạng có sẵn.

– Đánh giá ưu và nhược điểm của những vật liệu thông dụng.